Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Đề 4: Đức phật dạy: “ Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Anh(chị) nghĩ gì về lời dạy trên? Viết bài văn bàn về cá nhân và tập thể.

Dàn ý tham khảo:
1. Nghĩ về câu nói của Phật
a) Giải thích khái niệm (từ ngữ)
- Nghĩa đen:
+ Hạt nước (giọt nước) chỉ tồn tại khi hòa vào đại dương mênh mông.
+ Đại dương do muôn triệu giọt nước tạo thành nên không cạn. Khi đại dương không cạn, giọt nước trong đại dương sẽ còn tồn tại.
- Nghĩa bóng: Phật răn dạy chúng sinh một điều: Con người, cá nhân chỉ tồn tại trong cộng đồng, trong tập thể, chỉ có sức mạnh khi hòa nhập.
b) Phân tích lý giải
- Tại sao một giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi?
- Tại sao con người chỉ có sức mạnh, chỉ tồn tại khi được hòa nhập với cộng đồng tập thể?
c) Bình luận, đánh giá
Lời khuyên hết sức sâu sắc, có ý nghĩa cảnh tỉnh con người: Trong cuộc sống con người cần tôn trọng, hòa nhập và vì cộng đồng bởi sống ích kỉ, vị kỉ là một cách tự tiêu diệt.
2. Bàn về vai trò của cá nhân và tập thể
a) Vai trò của cá nhân
- Cá nhân là những con người cụ thể tồn tại và hoạt động không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là một thực thể xã hội (có những quan hệ xã hội cụ thể).
- Trong những hoạt động của mình, cá nhân trực tiếp sáng tạo nên các giá trị vật chất cũng như tinh thần, làm phong phú, giàu có cho cuộc sống.
- Những các nhân kiệt xuất có khả năng sáng tạo ra các giá trị vĩnh viễn, bền vững, to lớn. Thậm chí bằng khả năng đặc biệt, các nhân có thể nhận thức được quy luật phát triển của lịch sử, vạch đường cho quy luật phát triển nhanh chóng, có thể tổ chức các hoạt động thực tiễn, lôi kéo, tập hợp, giáo dục các cá nhân khác tạo ra một sức mạnh to lớn. Khi cá nhân tỏa sáng những giá trị độc lập cũng là tỏa sáng trong một môi trường và trong những mối quan hệ của tập thể.
b) Vai trò của tập thể
- Tập thể là khối đoàn kết, thống nhất, tập hợp của những cá nhân trong xã hội.
- Tập thể lưu giữ và phát triển những giá trị sáng tạo của cá nhân, tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
- Tập thể là nơi các cá nhân được tập hợp lại, liên kết, thống nhất mọi cá nhân trong một mục tiêu chung. Khi ấy, chính tập thể sẽ có đủ sức mạnh làm nên biến đổi trong lịch sử, thúc đẩy lịch sử phát triển.
c) Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
- Từ sự phân tích ở trên, có thể thấy, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là mối quan hệ khăng khít, hai chiều: cá nhân có vai trò to lơn, tập thể càng có vai trò to lớn hơn. Bởi vì:
+ Tập thể chỉ mạnh khi có những nhâ tố cá nhân xuất sắc, mạnh mẽ.
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh, chỉ tồn tại và khẳng định mình khi sống trong tập thể.
- Phê phán những khuynh hướng sai trái:
+ Coi thường cá nhân, chỉ biết tập thể
+ Coi thường tập thể, chỉ biết cá nhân.
- Sự sai trái của cả hai khuynh hướng này là ở chỗ: Không thấy sức mạnh, ý nghĩa và mối quan hệ của yếu tố này với yếu tố kia.
- Chứng minh bằng thực tế lịch sử của dân tộc: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta thắng lợi bở sức mạnh dân tộc, cộng đồng, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.


Bài làm
Cả một bó đủa thì khó bẻ. “ Một cây làm chẳng nên non-ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.và trong lời răn của Phật ta cũng thấy “ Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
“ giọt nước” –“biển cả” những hình ảnh tượng trưng rất biểu cảm.”giọt nước” ý muốn nói đến những gì đơn lẽ và đặt trong mối liên hệ xã hội, nó chính là những con người riêng lẽ. trái lại”biển cả” là dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn chỉ sự mênh mông, đó cũng có thể coi là cộng đồng người trong xã hội. và hai từ “ không cạn” chính là một gợi ý liên quan đến sức mạnh vô song. “ giọt nước” trong” biển
cả” thì “ không cạn” cũng giống như một cá nhân khi ở trong mối liên kết với cộng đồng thì tạo nên sức mạnh lớn lao làm nên nhiều thành công ngoài tưởng tượng. Lời đức Phật dạy khẳng định chắc chắn, mạnh mẽ mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời giữa cá nhân là tập thể. Đúng như Mac nói “ Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Nếu bản thân một cá nhân con người nào đó tách rời các mối quan hệ xa( tập thể) cũng đồng nghĩa sự tiêu diệt sự tồn tại của mình.
Đây là một lời răn dạy đầy ý nghĩa và hoàn toàn chính xác. Đã bao giờ bạn để ý thấy rằng những giọt mưa trên cửa kính ô tô khi vô tình chúng nhập vào với nhau thì một giọt nước lớn hơn sẽ được tạo ra và giọt nước lớn ấy sẽ tồn tại lâu hơn còn khi từng giọt nước nhỏ bị chảy riêng rẽ thì chỉ một lát sau chút nước ít ỏi từ giọt nước nhỏ ấy sẽ bị chia nhỏ trên đường chảy và ít phút sau thì bạn không còn nhận ra dấu vết của nó nữa. Những giọt nước trong biển cả cũng vậy, nếu riêng lẽ từng giọt thì ánh nắng mặt trời sẽ làm chúng bốc hơi nhưng cả biển cả bao la thì khó lòng biến mất. con người nhỏ bé cũng như những giọt nước mong manh thế thôi. Nếu mỗi người chỉ đứng một mình thôi thì khó lòng tồn tại, đơn giản vì “ Nhân vô thập toàn”, không ai có được tài năng toàn diện cả, không phải khi nào bạn cũng thắng được người khác bởi nếu thế sẽ chỉ có một người duy nhất trở nên giàu có và cũng sẽ trở thành mục tiêu bị sự nguyền rũa của người khác. Chúng ta vẫn thích cụm từ “Sống độc lập” nhưng tất nhiên ai cũng biết đó là “ độc lập” theo phạm trù triết học, một sự “độc lập” biện chứng. nếu không có bất cứ sự liên hệ nào với thế giới con người, sự tồn tại của bản thân cũng trở nên vô nghĩa. Vì sao thế? Bởi vì mỗi con người đều có nhu cầu và khát vọng được đề cao, sống học tập phấn đấu hết mình suy cho đến cùng cũng là để có được sự ngưỡng mộ từ người khác. Bản năng ấy có từ khi bạn là một đứa trẻ: khi nó làm đúng một điều gì luôn cần và thích được khen, nếu thiếu sự khích lệ ấy nó sẽ nhanh chóng lờ đi yêu cầu của bạn khi bạn muốn nó thể hiện. thành công của mỗi người cũng thế, phải có sự so sánh với những người khác mới biết đó là thành công và người ta phải biết đến nó thành công ấy mới đáng nâng niu. Nếu cá nhân là một người xuất chùng thì cũng chỉ khi đừng trong cộng đồng mới bộc lộ hết khả năng thiên phú và làm nên những điều ý nghĩa. Bởi thế cá nhân có khả năng lãnh đạo tập thể nhưng không có tập thể thì lãnh đạo ai? Thậm chí một cá nhân yếu kém cũng có thể nhờ vào tập thể giúp đở để bổ sung các nhược điểm của mình và tạo ra những thành công cho riêng mình dù nó to hay nhỏ. Cá nhân là những tế bào gây dựng nên tập thể, quyết định tập thể ấy yếu hay mạnh. Không có những giọt nước không có biển cả đồng nghĩa với không có cá nhân không có tập thể. Cá nhân là động lực cho mọi hoạt động của tập thể, cá nhân vạch ra đường lối cho tập thể, vận hành theo đường lối đó và phá hoại tập thể cũng là các cá nhân. Tập thể gồm tất cả nhưng không là ai cả, đó là một phạm trù vô hình, nó mang đặc điểm của tất cả mọi người trong đó, phản ánh chính xác các đặc trưng của các cá nhân riêng lẻ giống như nhìn vào cả dân tộc Việt Nam chiến đấu người ta hiểu sự anh hùng bất khuất, gan dạ kiên trung, thông minh, nhân ái ở từng chàng trai cô gái, cụ già em nhỏ ở nơi đây.
“Biển cả” – tập thể có thể là môi trường hỗ trợ hoặc đem lại thử thách cho các thành viên trong đó nhưng dù có là thử thách nó cũng đem lại cơ hội cho cá nhân tự rèn luyện mình: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Quay trở về với quá khứ với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cả dân tộc Việt Nam trên dưới cùng đồng lòng nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, chiến thắng ngay cả những kẻ thù nham hiểm được trang bị những vũ khí tối tân nhất, những kẻ có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và tàn bạo nhất. Đó là chiến thắng thần kỳ mà đến giờ những kẻ bại trận đã tốn bao giấy mực cũng chưa hiểu được nguyên nhân cùng chung tay đứng bên nhau tạo nên sức mạnh của những đợt sóng thần. Tập thể là một sự đảm bảo cho sự tồn tại của một cá nhân vì ở đó mỗi người trong chúng ta nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ người khác, nhận được tinh thần khích lệ để không ngừng nỗ lực, đôi khi là cả những áp lực đến mức làm ta muốn nổ tung nhưng lại phải chạy thật nhanh để không bị tụt lại phía sau người khác.
Cá nhân nào tạo nên tập thể ấy, mọi điều tốt, xấu của các cá nhân đều trở thành điểm chung của tập thể vì vậy mỗi cá nhân đều cần tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” – Hồ Chí Minh nói. Tập thể không phải là tài sản của riêng ai nhưng cũng không phải vì thế mà mọi việc chung là khong phải của mình, mỗi sự rộng lượng và hăng hái cho tập thể là một sự có trách nhiệm cho chính bản thân mình. Đó là sự thể hiện lòng tri ân và uống nước nhớ nguồn đối với cái nôi lớn mà mình không bao giờ có thể nằm ngoài nó.
“Giọt nước hòa vào biển cả sẽ không cạn ”- lời dạy của Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu hôm nay nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và ngày mai là của nhiều người, nhiều thế hệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét