Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.

* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời (gian) cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời (gian) gian gần đây, bạo lực học đường vừa có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến tất cả người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?

1. Giải thích.

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.



- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:

+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

b. Chứng minh:

- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…

- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…

- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

3. Nguyên nhân

- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)

- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)

- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.



4. Hậu quả



- Với nạn nhân:

• Tổn thương về thể xác và tinh thần

• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại

• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí e sợ bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”  mất dần nhân tính.

• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.

• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.

• Bị tất cả người lên án, xa lánh, căm ghét.



- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng lớn nâng cao nhận thức:

• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.

• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên  ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện

• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương  Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Mở rộng: (phản đề)

- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).

-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng lớn những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt chuyện tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm

7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...

Đề 4: Đức phật dạy: “ Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Anh(chị) nghĩ gì về lời dạy trên? Viết bài văn bàn về cá nhân và tập thể.

Dàn ý tham khảo:
1. Nghĩ về câu nói của Phật
a) Giải thích khái niệm (từ ngữ)
- Nghĩa đen:
+ Hạt nước (giọt nước) chỉ tồn tại khi hòa vào đại dương mênh mông.
+ Đại dương do muôn triệu giọt nước tạo thành nên không cạn. Khi đại dương không cạn, giọt nước trong đại dương sẽ còn tồn tại.
- Nghĩa bóng: Phật răn dạy chúng sinh một điều: Con người, cá nhân chỉ tồn tại trong cộng đồng, trong tập thể, chỉ có sức mạnh khi hòa nhập.
b) Phân tích lý giải
- Tại sao một giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi?
- Tại sao con người chỉ có sức mạnh, chỉ tồn tại khi được hòa nhập với cộng đồng tập thể?
c) Bình luận, đánh giá
Lời khuyên hết sức sâu sắc, có ý nghĩa cảnh tỉnh con người: Trong cuộc sống con người cần tôn trọng, hòa nhập và vì cộng đồng bởi sống ích kỉ, vị kỉ là một cách tự tiêu diệt.
2. Bàn về vai trò của cá nhân và tập thể
a) Vai trò của cá nhân
- Cá nhân là những con người cụ thể tồn tại và hoạt động không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là một thực thể xã hội (có những quan hệ xã hội cụ thể).
- Trong những hoạt động của mình, cá nhân trực tiếp sáng tạo nên các giá trị vật chất cũng như tinh thần, làm phong phú, giàu có cho cuộc sống.
- Những các nhân kiệt xuất có khả năng sáng tạo ra các giá trị vĩnh viễn, bền vững, to lớn. Thậm chí bằng khả năng đặc biệt, các nhân có thể nhận thức được quy luật phát triển của lịch sử, vạch đường cho quy luật phát triển nhanh chóng, có thể tổ chức các hoạt động thực tiễn, lôi kéo, tập hợp, giáo dục các cá nhân khác tạo ra một sức mạnh to lớn. Khi cá nhân tỏa sáng những giá trị độc lập cũng là tỏa sáng trong một môi trường và trong những mối quan hệ của tập thể.
b) Vai trò của tập thể
- Tập thể là khối đoàn kết, thống nhất, tập hợp của những cá nhân trong xã hội.
- Tập thể lưu giữ và phát triển những giá trị sáng tạo của cá nhân, tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
- Tập thể là nơi các cá nhân được tập hợp lại, liên kết, thống nhất mọi cá nhân trong một mục tiêu chung. Khi ấy, chính tập thể sẽ có đủ sức mạnh làm nên biến đổi trong lịch sử, thúc đẩy lịch sử phát triển.
c) Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
- Từ sự phân tích ở trên, có thể thấy, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là mối quan hệ khăng khít, hai chiều: cá nhân có vai trò to lơn, tập thể càng có vai trò to lớn hơn. Bởi vì:
+ Tập thể chỉ mạnh khi có những nhâ tố cá nhân xuất sắc, mạnh mẽ.
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh, chỉ tồn tại và khẳng định mình khi sống trong tập thể.
- Phê phán những khuynh hướng sai trái:
+ Coi thường cá nhân, chỉ biết tập thể
+ Coi thường tập thể, chỉ biết cá nhân.
- Sự sai trái của cả hai khuynh hướng này là ở chỗ: Không thấy sức mạnh, ý nghĩa và mối quan hệ của yếu tố này với yếu tố kia.
- Chứng minh bằng thực tế lịch sử của dân tộc: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta thắng lợi bở sức mạnh dân tộc, cộng đồng, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.


Bài làm
Cả một bó đủa thì khó bẻ. “ Một cây làm chẳng nên non-ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.và trong lời răn của Phật ta cũng thấy “ Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
“ giọt nước” –“biển cả” những hình ảnh tượng trưng rất biểu cảm.”giọt nước” ý muốn nói đến những gì đơn lẽ và đặt trong mối liên hệ xã hội, nó chính là những con người riêng lẽ. trái lại”biển cả” là dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn chỉ sự mênh mông, đó cũng có thể coi là cộng đồng người trong xã hội. và hai từ “ không cạn” chính là một gợi ý liên quan đến sức mạnh vô song. “ giọt nước” trong” biển
cả” thì “ không cạn” cũng giống như một cá nhân khi ở trong mối liên kết với cộng đồng thì tạo nên sức mạnh lớn lao làm nên nhiều thành công ngoài tưởng tượng. Lời đức Phật dạy khẳng định chắc chắn, mạnh mẽ mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời giữa cá nhân là tập thể. Đúng như Mac nói “ Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Nếu bản thân một cá nhân con người nào đó tách rời các mối quan hệ xa( tập thể) cũng đồng nghĩa sự tiêu diệt sự tồn tại của mình.
Đây là một lời răn dạy đầy ý nghĩa và hoàn toàn chính xác. Đã bao giờ bạn để ý thấy rằng những giọt mưa trên cửa kính ô tô khi vô tình chúng nhập vào với nhau thì một giọt nước lớn hơn sẽ được tạo ra và giọt nước lớn ấy sẽ tồn tại lâu hơn còn khi từng giọt nước nhỏ bị chảy riêng rẽ thì chỉ một lát sau chút nước ít ỏi từ giọt nước nhỏ ấy sẽ bị chia nhỏ trên đường chảy và ít phút sau thì bạn không còn nhận ra dấu vết của nó nữa. Những giọt nước trong biển cả cũng vậy, nếu riêng lẽ từng giọt thì ánh nắng mặt trời sẽ làm chúng bốc hơi nhưng cả biển cả bao la thì khó lòng biến mất. con người nhỏ bé cũng như những giọt nước mong manh thế thôi. Nếu mỗi người chỉ đứng một mình thôi thì khó lòng tồn tại, đơn giản vì “ Nhân vô thập toàn”, không ai có được tài năng toàn diện cả, không phải khi nào bạn cũng thắng được người khác bởi nếu thế sẽ chỉ có một người duy nhất trở nên giàu có và cũng sẽ trở thành mục tiêu bị sự nguyền rũa của người khác. Chúng ta vẫn thích cụm từ “Sống độc lập” nhưng tất nhiên ai cũng biết đó là “ độc lập” theo phạm trù triết học, một sự “độc lập” biện chứng. nếu không có bất cứ sự liên hệ nào với thế giới con người, sự tồn tại của bản thân cũng trở nên vô nghĩa. Vì sao thế? Bởi vì mỗi con người đều có nhu cầu và khát vọng được đề cao, sống học tập phấn đấu hết mình suy cho đến cùng cũng là để có được sự ngưỡng mộ từ người khác. Bản năng ấy có từ khi bạn là một đứa trẻ: khi nó làm đúng một điều gì luôn cần và thích được khen, nếu thiếu sự khích lệ ấy nó sẽ nhanh chóng lờ đi yêu cầu của bạn khi bạn muốn nó thể hiện. thành công của mỗi người cũng thế, phải có sự so sánh với những người khác mới biết đó là thành công và người ta phải biết đến nó thành công ấy mới đáng nâng niu. Nếu cá nhân là một người xuất chùng thì cũng chỉ khi đừng trong cộng đồng mới bộc lộ hết khả năng thiên phú và làm nên những điều ý nghĩa. Bởi thế cá nhân có khả năng lãnh đạo tập thể nhưng không có tập thể thì lãnh đạo ai? Thậm chí một cá nhân yếu kém cũng có thể nhờ vào tập thể giúp đở để bổ sung các nhược điểm của mình và tạo ra những thành công cho riêng mình dù nó to hay nhỏ. Cá nhân là những tế bào gây dựng nên tập thể, quyết định tập thể ấy yếu hay mạnh. Không có những giọt nước không có biển cả đồng nghĩa với không có cá nhân không có tập thể. Cá nhân là động lực cho mọi hoạt động của tập thể, cá nhân vạch ra đường lối cho tập thể, vận hành theo đường lối đó và phá hoại tập thể cũng là các cá nhân. Tập thể gồm tất cả nhưng không là ai cả, đó là một phạm trù vô hình, nó mang đặc điểm của tất cả mọi người trong đó, phản ánh chính xác các đặc trưng của các cá nhân riêng lẻ giống như nhìn vào cả dân tộc Việt Nam chiến đấu người ta hiểu sự anh hùng bất khuất, gan dạ kiên trung, thông minh, nhân ái ở từng chàng trai cô gái, cụ già em nhỏ ở nơi đây.
“Biển cả” – tập thể có thể là môi trường hỗ trợ hoặc đem lại thử thách cho các thành viên trong đó nhưng dù có là thử thách nó cũng đem lại cơ hội cho cá nhân tự rèn luyện mình: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Quay trở về với quá khứ với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cả dân tộc Việt Nam trên dưới cùng đồng lòng nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, chiến thắng ngay cả những kẻ thù nham hiểm được trang bị những vũ khí tối tân nhất, những kẻ có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và tàn bạo nhất. Đó là chiến thắng thần kỳ mà đến giờ những kẻ bại trận đã tốn bao giấy mực cũng chưa hiểu được nguyên nhân cùng chung tay đứng bên nhau tạo nên sức mạnh của những đợt sóng thần. Tập thể là một sự đảm bảo cho sự tồn tại của một cá nhân vì ở đó mỗi người trong chúng ta nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ người khác, nhận được tinh thần khích lệ để không ngừng nỗ lực, đôi khi là cả những áp lực đến mức làm ta muốn nổ tung nhưng lại phải chạy thật nhanh để không bị tụt lại phía sau người khác.
Cá nhân nào tạo nên tập thể ấy, mọi điều tốt, xấu của các cá nhân đều trở thành điểm chung của tập thể vì vậy mỗi cá nhân đều cần tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” – Hồ Chí Minh nói. Tập thể không phải là tài sản của riêng ai nhưng cũng không phải vì thế mà mọi việc chung là khong phải của mình, mỗi sự rộng lượng và hăng hái cho tập thể là một sự có trách nhiệm cho chính bản thân mình. Đó là sự thể hiện lòng tri ân và uống nước nhớ nguồn đối với cái nôi lớn mà mình không bao giờ có thể nằm ngoài nó.
“Giọt nước hòa vào biển cả sẽ không cạn ”- lời dạy của Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu hôm nay nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và ngày mai là của nhiều người, nhiều thế hệ.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ".
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 ycầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá trình.

Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những  nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội.    Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan
trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!